Loading...
Skip to main content

Một số ý kiến đóng góp vào (Dự thảo) Nghị quyết Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về các tội phạm về ma túy thay thế Nghị quyết số 01/2001/HĐTP ngày 15/3/2001

(29/03/2024 15:24)

Từ khi BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành đến nay chưa có một văn bản dưới luật nào của đơn ngành, hoặc liên ngành tố tụng Trung ương hướng dẫn áp dụng một số quy định của nhóm tội phạm về ma túy được quy định trong BLHS năm 2015. Trên thực tiễn hiện nay, Tòa án các cấp vẫn đang vận dụng tinh thần của Nghị quyết số 01/2001/HĐTP ngày 15/3/2001 của Tòa án nhân dân tối cao để áp dụng hình phạt đối với nhóm tội ma túy (tội sản xuất trái phép chất ma tuý; tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý), do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết nên dẫn đến còn có những vướng mắc và không thống nhất. Sau khi nghiên cứu Dự thảo tác giả đóng góp một số ý kiến như sau:

Thứ nhất:

Điều 13. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255)

3. Khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cần phân biệt.

a) Người nào (không phân biệt người nghiện ma túy hay không nghiện ma túy) cung cấp ma túy cho người khác sử dụng (không phân biệt nguồn gốc ma túy do đâu mà có) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

b) Phương án 1. Người có hành vi vừa cung cấp ma túy cho người khác, vừa tham gia sử dụng ma túy với những người khác (lượng ma túy đảm bảo đủ yếu tố cấu thành của các tội) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Phương án 2. Người có hành vi vừa cung cấp ma túy cho người khác, vừa tham gia sử dụng ma túy với những người khác (lượng ma túy đảm bảo đủ yếu tố cấu thành của các tội) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Đối với nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 của Dự thảo. Quan điểm của tác giả chọn phương án 2: “Người có hành vi vừa cung cấp ma túy cho người khác, vừa tham gia sử dụng ma túy với những người khác (lượng ma túy đảm bảo đủ yếu tố cấu thành của các tội) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”. Bởi vì phương án này phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 14 BLTTHS năm 2015.

c) Phương án 1. Trường hợp nhiều người cùng góp tiền, phân công nhau đi mua ma túy, chuẩn bị địa điểm, dụng cụ để sử dụng ma túy và khi đang sử dụng ma túy thì bị bắt quả tang nhưng không thu được ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Phương án 2. Trường hợp nhiều người cùng góp tiền, phân công nhau đi mua ma túy, chuẩn bị địa điểm, dụng cụ để sử dụng ma túy và khi đang sử dụng ma túy thì bị bắt quả tang nhưng không thu được ma túy thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Nội dung quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 của Dự thảo. Quan điểm của tác giả chọn phương án 1: “Trường hợp nhiều người cùng góp tiền, phân công nhau đi mua ma túy, chuẩn bị địa điểm, dụng cụ để sử dụng ma túy và khi đang sử dụng ma túy thì bị bắt quả tang nhưng không thu được ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”. Bởi vì, Điều 255 BLHS năm 2015 định khung hình phạt của Điều luật này không quy định khối lượng chất ma túy. Vì vậy, khi có đủ các căn cứ nêu trên thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Thứ hai:

Điều 18. Về áp dụng hình phạt trong một số trường hợp cụ thể theo khoản 4 các điều 248, 250 và 251 của Bộ luật Hình sự. Khi áp dụng khoản 4 Điều 248 của Bộ luật Hình sự về tội sản xuất trái phép chất ma tuý; khoản 4 Điều 250 của Bộ luật Hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý; khoản 4 Điều 251 của Bộ luật Hình sự về tội mua bán trái phép chất ma tuý cần chú ý trường hợp không có tình tiết tăng nặng và không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, nhưng đánh giá tính chất tăng nặng và tính chất giảm nhẹ tương đương nhau thì xử phạt người phạm tội mức án tương ứng với trọng lượng chất ma tuý như sau:

Phương án 1:

1. Xử phạt 20 năm tù nếu:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 15 kilôgam;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 100 gam đến dưới 500 gam;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 75 kilôgam đến dưới 300 kilôgam (đối với Điều 250 và Điều 251 Bộ luật Hình sự);

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 600 kilôgam đến dưới 2000 kilôgam (đối với Điều 250 và Điều 251 của Bộ luật Hình sự);

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 150 kilôgam đến dưới 600 kilôgam (đối với Điều 250 và Điều 251 của Bộ luật Hình sự);

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có khối lượng từ 300 gam đến dưới 1200 gam;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít đến dưới 2500 mililít;

h) Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích của một trong các chất ma tuý thuộc khoản này theo quy định của Chính phủ.

2. Xử phạt tù chung thân nếu:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 15 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 500 gam đến dưới 900 gam;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây coca có khối lượng từ 300 kilôgam đến dưới 900 kilôgam (đối với Điều 250 và Điều 251 của Bộ luật Hình sự);

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 2000 kilôgam đến dưới 6000 kilôgam (đối với Điều 250 và Điều 251 của Bộ luật Hình sự);

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 600 kilôgam đến dưới 1500 kilôgam (đối với Điều 250 và Điều 251 của Bộ luật Hình sự);

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có khối lượng từ 1200 gam đến dưới 3000 gam;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng có thể tích từ 2500 mililít đến dưới 7000 mililít;

h) Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích của một trong các chất ma tuý thuộc khoản này theo quy định của Chính phủ.

3. Xử phạt tử hình nếu:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ 25 kilôgam trở lên;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 900 gam trở lên; 17

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ 900 kilôgam trở lên (đối với Điều 250 và Điều 251 của Bộ luật Hình sự);

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 6000 kilôgam trở lên (đối với Điều 250 và Điều 251của Bộ luật Hình sự);

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ 1500 kilôgam trở lên (đối với Điều 250 và Điều 251 của Bộ luật Hình sự);

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có khối lượng từ 3000 gam trở lên;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng có thể tích từ 7000 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích của một trong các chất ma tuý thuộc khoản này theo quy định của Chính phủ.

Phương án 2: Giữ nguyên khối lượng như hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2001/HĐTP.

Thứ ba:

Điều 19. Về áp dụng hình phạt trong một số trường hợp cụ thể theo khoản 4 các điều 249, 252 của Bộ luật Hình sự Trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng và không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, nhưng đánh giá tính chất tăng nặng và tính chất giảm nhẹ tương đương nhau, thì xử phạt người phạm tội mức án tương ứng với trọng lượng chất ma tuý như sau:

Phương án 1.

1. Xử phạt 15 năm tù nếu:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 15 kilôgam;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 100 gam đến dưới 500 gam;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 75 kilôgam đến dưới 300 kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 600 kilôgam đến dưới 2000 kilôgam; đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 150 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có khối lượng từ 300 gam đến dưới 1200 gam;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít đến dưới 2500 mililít; 18

h) Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích của một trong các chất ma tuý thuộc khoản này theo quy định của Chính phủ.

2. Xử phạt 20 năm tù nếu:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 15 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 500 gam đến dưới 900 gam;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 300 kilôgam đến dưới 900 kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 2000 kilôgam đến dưới 6000 kilôgam: đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 600 kilôgam đến dưới 1500 kilôgam;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có khối lượng từ 1200 gam đến dưới 3000 gam;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng có thể tích từ 2500 mililít đến dưới 7000 mililít;

h) Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích của một trong các chất ma tuý thuộc khoản này theo quy định của Chính phủ.

3. Xử phạt tù chung thân nếu:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ 25 kilôgam trở lên;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 900 gam trở lên;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ 900 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 6000 kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ 1500 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có khối lượng từ 3000 gam trở lên;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng có thể tích từ 7000 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma tuý trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích của một trong các chất ma tuý thuộc khoản này theo quy định của Chính phủ.

Phương án 2: Giữ nguyên khối lượng như hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2001/HĐTP.

Quan điểm của tác giả đối với các Điều 18, 19 Dự thảo Nghị quyết là phương án 1. Lý do, hiện nay các vụ án vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy ngày càng nhiều và khối lượng ma túy rất lớn, khi áp dụng hình phạt Tòa án thường vận dụng tinh thần của Nghị quyết số 01/2001/HĐTP để quyết định hình phạt dẫn đến hiện nay có quá nhiều án tử hình. Vì vậy, lựa chọn phương án 1 là nhằm cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp 2013; Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về việc giảm, hạn chế áp dụng hình phạt tử hình.

Ngoài ra, quan điểm của tác giả cần đưa ma túy loại Ketamine vào cùng nhóm với các loại ma túy Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 để định khung hình phạt mà không xác định Ketamine là chất ma túy khác ở thể rắn nhằm xử lý nghiêm khắc hơn và đánh giá tính nghiêm trọng của loại ma túy này. Bởi vì, hiện nay Ketamine là loại ma túy được thịnh hành trong giới trẻ, có tính độc hại, rất nhiều hiểm họa khôn lường, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người; ma túy Ketamine hiện nay xuất hiện thường xuyên trong các vụ mua bán trái phép chất ma túy với khối lượng rất lớn và giá trị mua bán cao.

Trên đây là các quan điểm của tác giả đóng góp một số ý kiến vào (Dự thảo) Nghị quyết Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về các tội phạm về ma túy. Xin được trao đổi và mong được nhiều ý kiến tranh luận của đồng nghiệp và bạn đọc.

  Trương Ngọc Lâm


Ý kiến bạn đọc

0 Bình luận

Ý kiến bình luận

Đổi mã xác nhận

Các tin khác

Lượt xem: 85
cdscv