QUỐC HỘI
------- Nghị quyết số: 57/2013/QH13 | | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------- Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2014
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11;
Sau khi xem xét Báo cáo số 428/BC-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; Báo cáo thẩm tra số 1613/BC-UBTCNS13 ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Báo cáo tiếp thu, giải trình số 554/BC-UBTVQH13 ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện NSNN năm 2013, dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2014
Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 782.700 tỷ đồng (bảy trăm tám mươi hai nghìn, bảy trăm tỷ đồng);
Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.006.700 tỷ đồng (một triệu, không trăm linh sáu nghìn, bảy trăm tỷ đồng);
Mức bội chi ngân sách nhà nước là 224.000 tỷ đồng (hai trăm hai mươi bốn nghìn tỷ đồng), tương đương 5,3% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
(Kèm theo các phụ lục số 1, 2, 3, 4 và 5).
Điều 2. Giao Chính phủ
1. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, cơ cấu lại thu, chi ngân sách, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Bội chi ngân sách chủ yếu được sử dụng cho đầu tư phát triển và dành một phần để trả nợ. Triệt để tiết kiệm chi cho bộ máy quản lý nhà nước và sự nghiệp công; thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ chế khoán chi và bố trí kinh phí theo hiệu quả công việc; cắt, giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, chi công tác nước ngoài, chi cho lễ hội, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành, tổng kết và các khoản chi chưa cần thiết khác; không mua xe công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật); quản lý chặt chẽ để hạn chế tối đa chi chuyển nguồn.
2. Trình Quốc hội xem xét, thông qua các dự án luật: Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật đầu tư công; chuyển một số loại phí, lệ phí sang giá dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trường; rà soát lại chính sách thu ngân sách nhà nước, điều chỉnh bảo đảm phù hợp với lộ trình giảm thuế đã cam kết theo các hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương, không ban hành, điều chỉnh chính sách làm giảm thu, tăng chi ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước và an ninh tài chính quốc gia.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế; giảm nợ đọng thuế.
3. Thu vào ngân sách nhà nước 75% số tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia và tiền đọc tài liệu